Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Năng lực cạnh tranh quốc gia 2011 2012 - Đâu là điểm mạnh của Việt Nam?

Theo Lương Gia Cường (2003, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà xuất bản Giao thông vận tải): Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
 
Khảo sát trên 13.000 lãnh đạo doanh nghiệp từ 142 nền kinh tế đặc trưng, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 – 2012 tiếp tục là một trong những đánh giá kinh tế vi mô và vĩ mô toàn diện uy tính nhất trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp. Trong năm 2011, Việt Nam đứng hạng 65/142 với số điểm 4.24

GCI (Global Competitiveness Index) Việt Nam so với một số nước:

Nền kinh tế
Xếp hạng
Điểm số
Thụy Sỹ
1
5.74
Singapore
2
5.63
Nhật Bản
9
5.40
Đài Loan
13
5.26
Malaysia
21
5.08
Trung Quốc
26
4.90
Thái Lan
39
4.25
Indonesia
46
4.38
Việt Nam
65
4.24
Philippin
75
4.08

GCI Việt Nam từ giai đoạn 2006 - 2011:

Năm
2011
2010
2009
2008
2007
2006
Hạng
65
59
75
70
68
77
Điểm số
4.24
4.27
4.03
4.10
4.04
3.89
Tổng số nền kinh tế
142
139
133
134
131
125
(Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới 2011)

Nhìn vào hai bảng bên bạn có nghĩ gì về năng lực cạnh tranh của Việt Nam?

Năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi 3 nhóm sau:
Nhóm chỉ số điều kiện cơ bản - Basic Requirements (A)
Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả - Efficiency enhancers (B)
Nhóm chỉ số về sư đổi mới và phát triển của các nhân tố - Innovation and sophistication factors (C)

Trong đó:
A gồm:
1.      Thể chế
2.      Kết cấu hạ tầng
3.      Môi trường kinh tế vĩ mô
4.      Y tế và giáo dục tiểu học
B gồm:
5.      Đào tạo và giáo dục bậc đại học
6.      Hiệu quả thị trường hàng hóa
7.      Thị trường lao động: tính linh hoạt và năng suất
8.      Sự phát triển thị trường tài chính
9.      Sự sẵn sàng công nghệ
10.  Quy mô thị trường
C gồm:
11.  Sự tinh tế của kinh doanh
12.  Đổi mới

Bạn thử đoán xem một hay hai nhân tố nào là điểm mạnh của Việt Nam?

Hãy xem bảng sau:
Nhân tố
Xếp hạng
Điểm số
Thể chế
87
3.63
Kết cấu hạ tầng
90
3.59
Môi trường kt vĩ mô
65
4.78
Y tế và giáo dục tiểu học
73
5.66
Nhóm A
76
4.41
Đào tạo và giáo dục bậc đại học
103
3.47
Hiệu quả thị trường hàng hóa
75
4.16
Hiệu quả thị trường lao động
46
4.60
Sự phát triển thị trường tài chính
73
4.00
Sự sẵn sàng công nghệ
79
3.51
Quy mô thị trường
33
4.59
Nhóm B
66
4.05
Sự tinh tế của kinh doanh
87
3.72
Đổi mới
66
3.16
Nhóm C
75
3.44
(Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới 2011)



Năng lực cạnh tranh quốc gia 2011 2012 - Đâu là điểm mạnh của Việt Nam?
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Quỹ cơ sở hạ tầng trị giá gần 500 triệu USD là một bước đi cần thiết cho ASEAN

Bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại Washington, các bộ trưởng Tài chính ASEAN ngày 24/9 đã nhất trí thành lập Quỹ cơ sở hạ  tầng trị giá gần 500 triệu USD nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực năng động này và các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, đồng thời hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Các bộ trưởng Tài chính ASEAN cho biết các quốc gia thành viên có thể đề nghị Quỹ cơ sở hạ tầng cấp các khoản vay để xây dựng đường bộ, đường sắt hay thực hiện các dự án khác về cơ sở hạ tầng.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan

Sau khi các bộ trưởng ký hiệp ước thành lập quỹ trên, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan tuyên bố sự kiện này đã ghi một dấu mốc lịch sử của ASEAN. Các nước thành viên ASEAN đang được xây dựng với tốc độ rất nhanh, nhưng các khoản tài trợ từ bên ngoài rồi cũng sẽ hết và ASEAN phải chung sức vì mục tiêu hội nhập.

Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN sẽ bắt đầu đi vào hoạt động với khoản tài chính 485,2 triệu USD, hỗ trợ 6 dự án trong một năm. Đến năm 2020, ASEAN hy vọng quỹ sẽ huy động được 4 tỷ USD và sau đó ngân sách của quỹ sẽ tăng lên đến 13 tỷ USD.

Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đặt trụ sở tại Malaysia, nước đóng góp nhiều nhất cho quỹ với 150 triệu USD. Indonesia đứng thứ hai với mức đóng góp 120 triệu USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đóng góp 150 triệu USD, đồng thời sẽ tham gia cố vấn để mọi khoản vay đều hợp lý và hiệu quả. Hiện các nước thành viên khác chưa thông báo mức đóng góp.

Mặc dù ASEAN đang phát triển với tốc độ cao nhưng tỷ lệ bình quân đầu người trong các lĩnh vực như sử dụng đường cao tốc, nước sạch và điện vẫn xếp sau các quốc gia tiến tiến. Chính vì vậy, việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng trong khối thực sự là một bước đi cần thiết cho ASEAN.

Nguồn: vietnamplus.vn

Quỹ cơ sở hạ  tầng trị giá gần 500 triệu USD là một bước đi cần thiết cho ASEAN
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) là gì? Đặc điểm của nó?

Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) là gì? 
 Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu. Đó là một giấy chứng nhận cổ đông ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn, như: người giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia ứng cử bầu cử vào Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát công ty, nhưng lại được ưu tiên chia cổ tức trước cổ đông thường, ưu tiên được trả nợ trước cổ đông thường khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.

Đặc điểm:
  • Đặc điểm giống cổ phiếu thường: cũng là chứng khoán vốn không có kỳ hạn và không hoàn vốn.  Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sở hữu công ty.
  • Vốn góp vĩnh viễn: người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông của công ty do đó phần vốn góp qua việc mua cổ phiếu là mua vĩnh viễn không được hoàn trả. Nhưng khi cần tiền họ có thể đem bán trên thị trường chứng khoán để lấy lại vốn góp bằng giá bán trên thị trường. Giá bán này tùy thuộc vào mệnh giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức và giá trị thị trường của công ty tại thời điểm bán.
  • Đặc điểm giống trái phiếu: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá, cổ phiếu ưu đã giống như trái phiếu được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá.
    D = d% x F
    Ví dụ: công ty X có phát hành loại cổ phiếu ưu đãi mệnh giá $100, với phần chia lãi cố định 8,5%/năm trên mệnh giá. Điều đó có nghĩa hàng năm người cầm cổ phiếu ưu đãi được hưởng cổ tức $8,5 trên một cổ phiếu. Tùy theo loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ tức này sẽ được tính gộp hay không tính gộp lãi ở các năm công ty làm ăn không lãi để trả lãi hay không trả đủ lãi.
    Nhưng trong lúc mất khả năng trả nợ cho trái chủ có thể dẫn đến tình trạng của một công ty thì việc mất khả năng chi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi vài năm lại được xử lý theo kiểu dàn xếp nội bộ. Tùy theo loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty có khả năng ứng xử thích hợp: có thể chuyển cổ đông này sang cổ đông thường hoặc gia tăng quyền hạn của cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi như quyền được tham gia bầu cử Hội đồng quản trị mới.
  • Việc trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi là việc phân phối lợi nhuận trong nội bộ công ty, chính sách phân phối này linh hoạt và mềm dẻo tùy theo tính hình kinh doanh của công ty, cổ tức này có thể trả đủ hoặc không trả đủ. Hơn nữa, phần cổ tức không trả đủ có bảo lưu hay không bảo lưu cũng tùy theo lại cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) là gì? Đặc điểm của nó?
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Nguyên tắc biên trong kinh tế học và dự án nhà máy điện nguyên tử Shoreham ở Long Island Sound, New York 1989

Hãy đừng nhắc đến chuyện cũ. Đừng quay đầu nhìn lại. Đừng luyến tiếc vô vọng hay rầu rĩ về mất mát của ngày hôm qua. Hãy tính toán sát sao những chi phí gia tăng mà bạn sẽ phải chịu do bất kỳ quyết định nào và so sánh chúng với những lợi ích tăng thêm. Hãy quyết định dựa vào chi phí và lợi ích biên.

[...]

Kinh tế học trong thực tiễn: Nguyên tắc biên
Một ví dụ quan trọng về nguyên tắc biên có liên quan đến năng lượng nguyên tử. Trong những năm 1960, 1970 nhiều công ty năng lượng Mỹ đã tiến hành xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Vào đầu những năm 1990, người ta nghi ngờ về sự khôn ngoan của quyết định này. Cầu về năng lượng thấp hơn rất nhiều so với cầu trong dự báo và việc xây dựng, vận hành các nhà máy tốn kém hơn dự kiến rất nhiều; dầu lửa và các dạng năng lượng khác rẻ tiền hơn dự kiến, và đa số dân chúng không còn tin rằng năng lượng nguyên tử là an toàn nữa. Những thay đổi này trong môi trường kinh tế đã gây ra một vấn đề rất khó khăn cho ngành tiện ích công cộng vốn đang xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Có nên tiếp tục hoàn thành các nhà máy này hay thôi?

Một trường hợp đặc biệt khó khăn là nhà máy Shoreham ở Long Island Sound, New York. Đến năm 1989, với chi phí xây dựng trên 5 tỷ đôla, nhà máy đã sẵn sàng vận hành. Nhưng do dân chúng địa phương đã phản đối kịch liệt nên nó chưa được cấp giấy phép hoạt động. Những người phản đối lập luận rằng, tính cả 5 tỷ đôla đã chi, nhà máy điện nguyên tử này quá tốn kém so với các phương án thay thế khác. Còn những người ủng hộ thì đáp lại rằng, đóng cửa nhà máy có nghĩa là bỏ phí 5 tỷ đôla chi phí xây dựng.

Nhà máy điện nguyên tử Shoreham ở Long Island Sound, New York 1989

Nguyên tắc biên sẽ nói rằng cả 2 lập luận trên đều sai. Trên quan điểm kinh tế, 5 tỷ đô la chi phí quá khứ này không có liên quan gì. Vấn đế liên quan duy nhất là chi phí và lợi ích kinh tế tương lai của điện năng do Shoreham sản xuất. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bỏ qua 5 tỷ đôla, chi phí tương lai để vận hành nhà máy điện nguyên tử nhỏ hơn một chút so với chi phí tương lai của phương án thay thế tốt nhất tiếp theo, mặc dù tổng chi phí (kể cả 5 tỷ đôla) thì cao hơn rất nhiều. Nếu không tính đến vấn đề an toàn, thì phân tích kinh tế kết luận rằng giải pháp hiệu quả nhất sẽ là mở cửa nhà máy điện nguyên tử Shoreham. Nhưng thực tế, cuối cùng thì nhà máy không bao giờ được mở cửa do sự phản đối của dân chúng.

Theo Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (1948), Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính, tái bản lần 1 (2007).

Nguyên tắc biên trong kinh tế học và dự án nhà máy điện nguyên tử Shoreham ở Long Island Sound, New York 1989


Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Thành công của ngành dệt may Bangladesh bắt đầu từ đâu?

Một ngày tháng 4 năm 1980, công ty may Desh ở Bangladesh của Noorul Quader cho ra đời những chiếc áo sơ mi đầu tiên. Trước khi Quader thành lập Desh, may mặc chỉ là một ngành nhỏ ở Bangladesh. Các công ty may mặc ở Bangladesh là một nhóm nhỏ lẻ, chỉ khoảng 40 người.

Trong năm đầu tiên hoạt động, nhà máy của Quader sản xuất được 43.000 chiếc áo sơ mi. Nhưng một nhà máy sản xuất sản lượng sơ mi như vậy và xuất khẩu với giá thành 1, 28 đô mỗi chiếc, đạt tổng doanh thu 55.500 đôla vẫn chưa thấm vào đâu nếu so với tiêu chuẩn hiện thời của Bangladesh: con số 55.500 đôla chưa bằng 1/10.000 giá trị xuất khẩu của Bangladesh năm 1980.

Điều ấn tượng là những gì xảy ra sau đó, câu chuyện về sự lan truyền, những kết quả không ngờ tới và hiệu suất tăng dần. Là kết quả trực tiếp từ nhà máy Desh của Noorul Quader và doanh số 55.500 đôla thuở ban đầu, hiện nay, giá trị các mặt hàng may mặc của Bangladesh đạt gần 2 tỷ đôla, chiếm 54% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Để hiểu rõ tại sao 55.500 đôla của Quader lại có thể mang lại con số 2 tỷ đôla hiện nay, chúng ta phải quay trở lại thời điểm trước khi Desh ra đời. Là một cựu quan chức chính phủ với mang lưới quan hệ rộng trên trường quốc tế, Quader đã tìm được một đối tác cùng thành lập nhà máy sản xuất áo sơ mi đầu tiên ở Bangladesh. Đối tác này là một nhà sản xuất sản phẩm dệt may tầm cỡ thế giới – công ty Daewoo của Hàn Quốc. Daewoo lúc bấy giờ đang tìm kiếm một cơ sở sản xuất mới nhằm tránh hạn ngạch nhập khẩu mà Mỹ và châu Âu áp dụng đối với các sản phẩm may mặc của Hàn Quốc. Hạn ngạch này không áp dụng cho Bangladesh, do đó một doanh nghiệp Bangladesh sẽ giúp Daewoo đưa sản phẩm áo sơ mi đến các thị trường đang khép lại.

Daewoo và công ty may Desh của Quader đã ký một thỏa thuận hợp tác vào năm 1979. Điểm cốt yếu của thỏa thuận này là việc Daewoo sẽ đưa 130 công nhân của Desh sang đào tạo tại nhà máy Pusan của Daewoo tại Hàn Quốc. Để đổi lại, Desh sẽ trả các khoản phí và hoa hồng bán hàng cho Daewoo, với giá trị bằng 8% doanh số.

Sự hợp tác này là một thành công lớn – hay thậm chí là một thành công trên cả tuyệt với nếu đứng từ phía Daewoo. Các nhà quản lý và công nhân của Desh tiếp thu rất nhanh. Ngày 30/6/1981, chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Quader hủy bỏ thỏa thuận hợp tác. Lúc này sản lượng sản phẩm của công ty đã tăng vọt từ  43.000 chiếc áo sơ mi năm 1980 lên 2,3 triệu chiếc năm 1987. Mặc dù Daewoo không bị thiệt hại gì từ vụ hợp tác này nhưng những lợi ích từ sự đầu tư ban đầu vào tri thức đã lan rộng hơn cả dự tính của Daewoo.

Nhưng ngay cả Desh cũng không thể kiểm soát nổi cơn sốt sản xuất sơ mi đang lan truyền tới những đối tác. Trong suốt thập niên 1980, trong số 130 công nhân của Desh được Daewoo đào tạo, 115 người đã rời Desh để thành lập các công ty xuất khẩu hàng may mặc của riêng họ. Họ đa dạng hóa sản xuất tới các sản phẩm găng tay, áo khoác và quần. Chính sự bùng nổ các công ty may mặc do những cựu công nhân của Desh thành lập đã giúp Bangladesh đạt được con số 2 tỷ đôla doanh thu xuất khẩu từ hàng may mặc như ngày nay.

Theo William Easterly (2009), Truy tìm căn nguyên tăng trưởng – The elusive quest for growth, nhà xuất bản Lao động Xã hội.


Thành công của ngành dệt may Bangladesh bắt đầu từ đâu?
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, hkó có thể định lượng.

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.


Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây.

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hjoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

Theo TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

'Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI' - Mai Thế Cường

Theo một số giáo trình thì marketing đơn giản gồm 4P: product, price, promotion, place. 

Trong thực tế, marketing không chỉ ứng dụng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ. Mai Thế Cường đã từng bàn đến ”Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI” (GS. TS. Kenichi Ohno, GS. TS. Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội) với việc phân tích 5 biến số quan trọng:

Sản phẩm (product)
Sản phẩm là gì? Là bất cứ cái gì thỏa mãn nhu cầu khách hàng, quan tâm vì lợi ích của sản phẩm. Ở đây sản phẩm không là chính sách thu hút FDI mà chính là môi trường đầu tư.

Định vị (positioning)
Định vị là điều chúng ta muốn khách hàng nghĩ về sản phẩm, xây dựng hình ảnh sản phẩm đáp ứng loại nhu cầu nào, giá trị mang lại.
Định vị phù hợp (gắn với tính khả thi và tính tin cậy) có ý nghĩa hơn định vị cao. Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam so với các quốc gia khác? Các nhà đầu tư nước ngoài nghĩ hình ảnh đầu tư của Việt Nam như thế nào?

Khách hàng mục tiêu (target audience)
Các nhà đầu tư nước ngoài cần được phân loại, như quốc tịch, ngành, dạng công ty, chiên lược theo đuổi...

Phạm vi phân phối (scope of distribution)
Là phạm vi và địa điểm mà khách hàng có thể mua sản phẩm. Ngoài việc trợ giúp, thì khung chính sách rõ ràng gồm quy hoạch công nghiệp tổng thể, quy hoạch ngành và kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng không kém quan trọng.

Phạm vi truyền thông (scope of communications)
Là cách thức và địa điểm mà định vị được gửi đến các khách hàng mục tiêu.

 Từ việc luận giải các biến số marketing, tác giả đã nhắc đến một số trong số điểm yếu của chính phủ trong việc thu hút FDI như tài liệu truyền thông không đầy đủ, không cập nhật các thông tin trực tuyến. Khi hội nghị, hội thảo kết thúc, một công việc cần thiết là các hoạt động sau hội thảo nhằm tiếp tục tìm hiểu và kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng (nhu cầu của họ chứ không phải là dựa trên mong muốn của người làm chính sách).
Các nhà đầu tư tiềm năng đang lắng nghe những thông điệp không giống nhau từ các phái đoàn vận động đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như địa phương. Việc quyết định thành phần phái đoàn và thiết kế các tài liệu cần lấy nhu cầu nhà đầu tư làm cơ sở.

Bên cạnh đó, một loạt các yếu tố hấp dẫn như: (1) ổn định chính trị, (2) ổn định kinh tế vĩ mô, (3) vị trí địa lý lý tưởng, (4) nguồn nhân lực trẻ và có kỹ năng, (5) thị trường tiềm năng với dân số trẻ và thu nhập tăng dần, (6) hệ thống pháp lý theo hướng hội nhập quốc tế, (7) thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và miễn thuế nhập khẩu, (8) cho phép nhiều hình thức đầu tư, (9) nỗ lực hệ thống một giá,... tuy nhiên, đâu mới là yếu tố chính định vị Việt Nam trong chuỗi phân công lao động toàn cầu?

 'Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI' - Mai Thế Cường
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

loi the tuyet doi cua ngoai thuong adam smith


Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương
Adam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Khi nghiên cứu mô hình kinh tế cổ điển, chúng ta đã biết rằng các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên đất đai cằn cỗi, không đảm bản được lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Các nhà kinh tế cổ điển gọi đấy là bức tranh đen tối của tăng trưởng. Trong điều kiện đó, Adam Smith cho rằng, có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho hai nước. Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương
[...]
Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận. Điều này giúp bù đắp sự yếu kém của khả năng sản xuất trong nước.

Theo TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân.

Kinh tế học : Lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương