Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Kinh tế học : Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và suy thoái diễn ra một cách phổ biến và ngày càng nghiêm trọng ở các nước tư bản. Thực tiễn đó đã chứng tỏ rằng lý thuyết “Bàn tay vô hình” và “Tự điều chỉnh kinh tế” của các trường phái phái cổ điển và tân cổ điển không còn phù hợp, không đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển một cách cân đối, ổn định. Cơ chế thị trường tự do tỏ ra không còn hữu hiệu, vì vậy phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các hoạt động kinh tế để chống đỡ khủng hoảng và giải quyết những mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đưa đến một đòi hỏi khách quan là phải có sự điều tiết của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhu cầu phải có các lý thuyết kinh tế mới thích ứng, để cứu vãn nền kinh tế tư bản khỏi sự sụp đổ, trở nên bức thiết. Thuyết “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết”, “Tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước” xuất hiện, và người sáng lập ra nó chính là John Maynard Keynes.

 Ngoài ra, sự ra đời của học thuyết Keynes còn do ảnh hưởng học thuyết kinh tế Mácxít, đề cao vai trò kinh tế của nhà nước trong xã hội tương lai – chủ nghĩa cộng sản, đồng thời những thành công của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô lúc bấy giờ đã tác động đến sự ra đời của học thuyết kinh tế của Keynes.

Theo TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Hữu Thảo và các đồng nghiệp (2009). Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế. Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP HCM.

Kinh tế học : Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes ra đời trong hoàn cảnh nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét