Hãy đừng nhắc đến chuyện cũ. Đừng quay đầu nhìn lại. Đừng luyến tiếc vô vọng hay rầu rĩ về mất mát của ngày hôm qua. Hãy tính toán sát sao những chi phí gia tăng mà bạn sẽ phải chịu do bất kỳ quyết định nào và so sánh chúng với những lợi ích tăng thêm. Hãy quyết định dựa vào chi phí và lợi ích biên.
[...]
Kinh tế học trong thực tiễn: Nguyên tắc biên
[...]
Kinh tế học trong thực tiễn: Nguyên tắc biên
Một ví dụ quan trọng về nguyên tắc biên có liên quan đến năng lượng nguyên tử. Trong những năm 1960, 1970 nhiều công ty năng lượng Mỹ đã tiến hành xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Vào đầu những năm 1990, người ta nghi ngờ về sự khôn ngoan của quyết định này. Cầu về năng lượng thấp hơn rất nhiều so với cầu trong dự báo và việc xây dựng, vận hành các nhà máy tốn kém hơn dự kiến rất nhiều; dầu lửa và các dạng năng lượng khác rẻ tiền hơn dự kiến, và đa số dân chúng không còn tin rằng năng lượng nguyên tử là an toàn nữa. Những thay đổi này trong môi trường kinh tế đã gây ra một vấn đề rất khó khăn cho ngành tiện ích công cộng vốn đang xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Có nên tiếp tục hoàn thành các nhà máy này hay thôi?
Một trường hợp đặc biệt khó khăn là nhà máy Shoreham ở Long Island Sound, New York. Đến năm 1989, với chi phí xây dựng trên 5 tỷ đôla, nhà máy đã sẵn sàng vận hành. Nhưng do dân chúng địa phương đã phản đối kịch liệt nên nó chưa được cấp giấy phép hoạt động. Những người phản đối lập luận rằng, tính cả 5 tỷ đôla đã chi, nhà máy điện nguyên tử này quá tốn kém so với các phương án thay thế khác. Còn những người ủng hộ thì đáp lại rằng, đóng cửa nhà máy có nghĩa là bỏ phí 5 tỷ đôla chi phí xây dựng.
Nguyên tắc biên sẽ nói rằng cả 2 lập luận trên đều sai. Trên quan điểm kinh tế, 5 tỷ đô la chi phí quá khứ này không có liên quan gì. Vấn đế liên quan duy nhất là chi phí và lợi ích kinh tế tương lai của điện năng do Shoreham sản xuất. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bỏ qua 5 tỷ đôla, chi phí tương lai để vận hành nhà máy điện nguyên tử nhỏ hơn một chút so với chi phí tương lai của phương án thay thế tốt nhất tiếp theo, mặc dù tổng chi phí (kể cả 5 tỷ đôla) thì cao hơn rất nhiều. Nếu không tính đến vấn đề an toàn, thì phân tích kinh tế kết luận rằng giải pháp hiệu quả nhất sẽ là mở cửa nhà máy điện nguyên tử Shoreham. Nhưng thực tế, cuối cùng thì nhà máy không bao giờ được mở cửa do sự phản đối của dân chúng.
Nguyên tắc biên trong kinh tế học và dự án nhà máy điện nguyên tử Shoreham ở Long Island Sound, New York 1989
Theo Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (1948), Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính, tái bản lần 1 (2007).
Nguyên tắc biên trong kinh tế học và dự án nhà máy điện nguyên tử Shoreham ở Long Island Sound, New York 1989
0 nhận xét:
Đăng nhận xét