Theo một số giáo trình thì marketing đơn giản gồm 4P: product, price, promotion, place.
Trong thực tế, marketing không chỉ ứng dụng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ. Mai Thế Cường đã từng bàn đến ”Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI” (GS. TS. Kenichi Ohno, GS. TS. Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội) với việc phân tích 5 biến số quan trọng:
Sản phẩm (product)
Sản phẩm là gì? Là bất cứ cái gì thỏa mãn nhu cầu khách hàng, quan tâm vì lợi ích của sản phẩm. Ở đây sản phẩm không là chính sách thu hút FDI mà chính là môi trường đầu tư.
Định vị (positioning)
Định vị là điều chúng ta muốn khách hàng nghĩ về sản phẩm, xây dựng hình ảnh sản phẩm đáp ứng loại nhu cầu nào, giá trị mang lại.
Định vị phù hợp (gắn với tính khả thi và tính tin cậy) có ý nghĩa hơn định vị cao. Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam so với các quốc gia khác? Các nhà đầu tư nước ngoài nghĩ hình ảnh đầu tư của Việt Nam như thế nào?
Định vị phù hợp (gắn với tính khả thi và tính tin cậy) có ý nghĩa hơn định vị cao. Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam so với các quốc gia khác? Các nhà đầu tư nước ngoài nghĩ hình ảnh đầu tư của Việt Nam như thế nào?
Khách hàng mục tiêu (target audience)
Các nhà đầu tư nước ngoài cần được phân loại, như quốc tịch, ngành, dạng công ty, chiên lược theo đuổi...
Phạm vi phân phối (scope of distribution)
Là phạm vi và địa điểm mà khách hàng có thể mua sản phẩm. Ngoài việc trợ giúp, thì khung chính sách rõ ràng gồm quy hoạch công nghiệp tổng thể, quy hoạch ngành và kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng không kém quan trọng.
Phạm vi truyền thông (scope of communications)
Là cách thức và địa điểm mà định vị được gửi đến các khách hàng mục tiêu.
Từ việc luận giải các biến số marketing, tác giả đã nhắc đến một số trong số điểm yếu của chính phủ trong việc thu hút FDI như tài liệu truyền thông không đầy đủ, không cập nhật các thông tin trực tuyến. Khi hội nghị, hội thảo kết thúc, một công việc cần thiết là các hoạt động sau hội thảo nhằm tiếp tục tìm hiểu và kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng (nhu cầu của họ chứ không phải là dựa trên mong muốn của người làm chính sách).
Các nhà đầu tư tiềm năng đang lắng nghe những thông điệp không giống nhau từ các phái đoàn vận động đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như địa phương. Việc quyết định thành phần phái đoàn và thiết kế các tài liệu cần lấy nhu cầu nhà đầu tư làm cơ sở.
Bên cạnh đó, một loạt các yếu tố hấp dẫn như: (1) ổn định chính trị, (2) ổn định kinh tế vĩ mô, (3) vị trí địa lý lý tưởng, (4) nguồn nhân lực trẻ và có kỹ năng, (5) thị trường tiềm năng với dân số trẻ và thu nhập tăng dần, (6) hệ thống pháp lý theo hướng hội nhập quốc tế, (7) thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và miễn thuế nhập khẩu, (8) cho phép nhiều hình thức đầu tư, (9) nỗ lực hệ thống một giá,... tuy nhiên, đâu mới là yếu tố chính định vị Việt Nam trong chuỗi phân công lao động toàn cầu?
'Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI' - Mai Thế Cường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét